TRÀ TINH GỪNG HÒA TAN
CÔNG DỤNG:
- Phòng và trị cảm cúm
- Chống lạnh bụng, đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu
- Chống ho, nhiễm lạnh, nôn ói
- Chống hạ đường huyết
- Ngăn ngừa ung thư
THÀNH PHẦN:
100% gừng sẻ già, đường phèn.
CÔNG DỤNG:
- Phòng và trị cảm cúm
- Chống lạnh bụng, đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu
- Chống ho, nhiễm lạnh, nôn ói
- Chống hạ đường huyết
- Ngăn ngừa ung thư
CÁCH DÙNG:
Cho 2 muỗng cà phê trà gừng vào 100ml nước nóng, khuấy đều cho tan để dùng ( có thể cho thêm chanh và mật ong tuỳ khẩu vị).
BẢO QUẢN: Nơi khô ráo, đậy kín nắp sau khi sử dụng.
HẠN SỬ DỤNG: 9 tháng kể từ ngày sản xuất
XUẤT XỨ: Việt Nam
GIÁ BÁN: 200.000 VNĐ/250gr
ĂN đủ và cân bằng LỤC VỊ: chua- chát, mặn - ngọt, đắng- cay như thế nào để luôn khoẻ mạnh và hạn chế bệnh tật?
Hãy quan sát:
1. Lỗ mũi hít vào thở ra để điều chỉnh vị cay và vị đắng ( tim và phổi).
- Nếu bạn ăn thừa vị cay mà thiếu vị đắng thì hay nghẹt mũi, khó thở. Nếu bạn bị nghẹt mũi lâu ngày đồng nghĩa cơ thể ăn thiếu vị đắng. Thiếu vị đắng ( năng lượng cho mật) sẽ dẫn tới hư túi mật, túi mật mà bị cắt bỏ dẫn đến hư gan, sau này ăn gì sẽ rất khó tiêu và các chứng bệnh do máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ , rối loạn lipid, chứng viêm xoang nóng, đau nhức đầu, sốt nóng, táo bón, mụn nhọt... là do ăn dư vị cay mà thiếu vị đắng.
🌿 Cách hoá giải: Ăn tăng vị đắng giảm vị cay; nên uống nước rau má, sinh tố, mầm giá, hạt trong các trái non của trái bầu,bí, dưa leo, cà chua, mướp đắng; hay rau mầm, rau cải xanh, xà lách xoong, rau đắng...
Thời điểm bổ sung vị đắng: tốt nhất vào buổi ngày, trước 17h.
- Nếu ăn thừa vị đắng, thiếu vị cay thì chảy nước mũi nhiều, dễ cảm lạnh, lạnh là hắc xì, ho đờm nhớt nhiều. Lâu ngày dẫn tới tỳ vị lá lách bị hư rồi dẫn tới bệnh viêm xoang lạnh, suy tủy và kéo theo hàng loạt bệnh mãn tính như tiểu đường, sinh lý yếu, tê buốt chân tay, sốt lạnh, đau buốt xương khớp
🌿Cách hoá giải: bạn ăn giảm vị đắng tăng vị cay, như : hành tỏi, xả ,tiêu, ớt, gừng, riềng, lá hẹ, lá tía tô, lá kinh giới...
Thời điểm bổ sung vị cay: tốt nhất vào buổi chiều tối
2. Quan sát lúc đi đại tiện mà phân cứng hay mềm, táo hay lỏng để điều chỉnh vị chua và vị chát.
- Nếu bạn ăn dư vị chua, thiếu vị chát thì sẽ thấy mau đói, đi đại tiện nhiều lần, phân lỏng, tiêu chảy, phân dễ vỡ không thành khuôn. Lâu ngày sẽ dẫn tới viêm hạ vị, viêm hang vị, đau bao tử, ăn không tiêu, suy tủy, chân tay lạnh, đi đứng không vững, dễ bị té ngã, đau xương khớp, gân cơ hư, mất máu.
🌿 Cách hoá giải: ăn giảm vị chua tăng vị chát, như uống trà, lá ổi, quả sung, quả vả, quả hồng, vỏ măng cụt, bắp chuối.
Thời điểm bổ sung vị chát: tốt nhất vào buổi chiều tối
- Nếu bạn ăn dư vị chát, thiếu vị chua: bạn sẽ ít đi đại tiện , đi phân cứng, táo bón, đi tiểu nhiều lần. Lâu ngày dẫn tới bệnh trĩ ngoại, viêm thượng vị, đau bao tử, ăn khó tiêu, chán ăn, đau đầu, rối loạn tiền đình...
Nếu ăn thiếu cả 2 vị chua và chát thif hay đi phân sống, thức ăn không tiêu, ăn gì thì lại đi ra đó.
Để ăn cân bằng vị chua - chát thì sáng ăn vị chua, chiều tối ăn đồ chát.
3. Quan sát đi tiêu, màu nước tiểu để kiểm soát vị mặn và ngọt:
- Nếu bạn ăn thừa vị mặn, thiếu ngọt: bạn đi tiểu ít, nước tiểu màu vàng đậm.
Lâu ngày dẫn tới béo phì, tăng cân, suy thận, sỏi thận, đau đầu, cao huyết áp, đột quỵ, suy tim, khó thở...
🌿 Cách hoá giải: uống nhiều nước, nhiều nhóm sinh tố, nhóm trái non, nước đường cam chanh, nước rau má, nước trái cây chua ngọt và giảm ăn nhóm nguyên tố: nguyên tố có nhiều trong các loại củ, giảm muối mặn, mắm, gi vị mặn ...để sổ tiểu và muối ra ngoài.
Ưu tiên bổ sung vị Ngọt vào buổi ngày.
- Nếu ăn dư ngọt, thiếu mặn thì bạn bị đi tiểu nhiều, nước tiểu màu trắng trong, thận suy không lọc được dẫn tới hư thận.( Ít khi bị dư đường mía (đường cát vàng) mà chỉ dư đường tinh bột, trái cây hoa quả, đường chế biến sẵn như chè, bánh kẹo sữa là nhiều.)
🌿 Cách hoá giải: giảm nhóm sinh tố , trái quả và ăn tăng nhóm nguyên tố, nhóm củ, muối, đạm, béo và nhóm gia vị cay nóng như: hành, tỏi, tiêu , ớt, gừng, riềng , xả..
Ban ngày nên ăn vị: chua, đắng, ngọt
Ban chiều - tối: ăn vị: chát, cay, mặn
☘️
LỤC VỊ, thuốc trong tự nhiên. Ăn đúng thì thức ăn chính là thuốc, và ngược lại. Nếu không biết cách sử dụng 6 vị này, là một thiệt thòi cho cơ thể bạn đó.
Trong tất cả thực phẩm có tổng cộng 6 vị : chua-chát, đắng – cay , ngọt – mặn .
Trong đó có 1 vị nguyên bản là vị lạt. Tức là không vị. Cơ thể con người chúng ta vị lạt là vị chủ đạo cho toàn bộ cơ thể. Tất cả các loại thực phẩm có vị lạt là năng lượng cho cơ thể. Còn lại 6 vị kia là thuốc cho cơ thể chứ không phải là năng lượng. (ví dụ như: thịt, cá, đậu, gạo, bắp, nếp…Tất cả đều là vị lạt)
Hệ thống lục vị trong cơ thể: đảm nhận vai trò là thuốc cho cơ thể.
Những trường hợp nên và không nên dùng từng vị:
VỊ CHUA:
Kho dự trữ vị chua nằm ở thượng vị ( là chất dẫn đưa năng lượng lên não): cam chanh, các loại trái cây có vị chua ngọt, rau có vị chua
🌳Nên dùng khi
- Khi chán ăn +nước tiểu màu vàng đậm + 2 chân ấm nóng + cơ thể không sụt kg
- Khi làm việc văn phòng bị buồn ngủ, tinh thần uể oải
🙅Không nên dùng khi :
- Hai chân lạnh,
- Đêm mất ngủ,
- Tiểu đêm ,
- Sụt cân nặng
- Người hay bị rối loạn tiền đình,
- Người hay bị tụt huyết áp.
VỊ CHÁT:
Kho dự trữ vị chát nằm ở thượng vị ( là chất dẫn năng lượng xuống chân)
🌳Nên dùng khi:
- Bị rối loạn tiền đình,
- Bụng chướng hơi,
- Khó ngủ hoặc mất ngủ,
- Hai chân lạnh,
- Tiêu phân nhão,
- Hôi miệng.
- Rụng tóc
🙅Không nên dùng khi:
- Ăn không tiêu,
- Hai chân ấm nóng,
- Bón.
VỊ ĐẮNG:
Kho dự trữ vị đắng ở túi mật (là chất dẫn năng lượng ra cơ): rau má, rau mầm
🌳Nên dùng khi:
- Gan nhiễm mỡ,
- Xơ gan,
- Nổi mề đay,
- Người gầy ốm không có cơ thịt,
- Khi thời tiết nắng nóng,
- Khi ăn nhiều đạm (protein) và béo, hoặc ăn đạm béo không tiêu
- Bệnh về sỏi mật,
- Nước tiểu vàng,
- Người đã cắt bỏ túi mật,
- Người bị Cholesterol cao,
- Khi bị bón
- Người bị cao huyết áp
- Người bị vàng da
🙅Không nên dùng khi:
- Tụt huyết áp
- Tiểu đêm
VỊ CAY:
Kho dự trữ vị cay ở tuyến tụy ( dẫn dắt năng lượng vào tủy và xuống chân): gừng, sả, tỏi
🌳Nên dùng khi:
- Hai chân lạnh, người hay sợ lạnh
- Người tiểu đêm
- Người hay mất ngủ
- Người có da dẻ nhợt nhạt
- Người sụt cân nặng
🙅Không nên dùng khi:
- Hai chân ấm nóng
- Buổi tối nóng bức trong người
- Người cao huyết áp
- Có luồng khí nóng ở sau bả vai.
VỊ NGỌT:
Kho dự trữ vị ngọt ở Gan ( Giúp tế bào giữ khí): mật ong, mía, đường, trái cây có vị ngọt
🌳Nên dùng khi:
- Hơi thở kém, cảm thấy ngạt thở hoặc cảm thấy thiếu khí
- Sắc mặt không hồng hào
- Não hoạt động thiếu nhanh nhẹn
- Người có vết thương lâu lành
- Người bị tự kỷ ít tiếp xúc với người khác.
- Màu nước tiểu vàng, không thấy đói
- Người bị rối loạn lipid
- Người béo phì do cơ thể giữ nhiều nước
🙅Không nên dùng khi:
- Tiểu đêm,
- Sụt cân,
- Lạnh chân, lạnh gáy,
- Thoái hóa xương
- Nước tiểu trắng trong nhưng đi tiểu liên tục.
VỊ MẶN:
Kho dự trữ vị mặn ở tuyến tụy( giúp tế bào giữ nước)
🌳Chỉ nên dùng 1 lần vào buổi tối.
🙅Phần lớn vị mặn bây giờ bị lạm dụng quá mức. Nên muối dư trong cơ thể sẽ bào mòn xương khớp tạo thành sỏi
Vị mặn phá tế bào da. Làm da bị nám sạm khi tiếp xúc với mặt trời.
Vị mặn đi lên não, làm hệ thống não bị teo như cá khô. Nên não thiếu nhạy bén. Gây nên tình trạng không kiểm soát được hành động và lối sống.
Nên xông hơi 1 tuần 3 lần để thải lượng muối dư ra bằng đường mồ hôi.